top of page

Đọc gì để biết về thị trường tài chính toàn cầu?

Khu vực Liên minh Châu Âu (EU) và Khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone)

Lạm phát tại Châu Âu:


Tỷ lệ lạm phát tại khu vực Liên minh châu Âu (EU) đã tăng lên mức kỷ lục 10,1% trong tháng 8 vừa qua, theo số liệu do Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố.


Tỷ lệ lạm phát tại EU trong tháng 8 tăng đáng kể so với mức 9,8% của tháng 7. Tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), tỷ lệ lạm phát trong tháng 8 là 9,1%, cao hơn mức 8,9% trong tháng 7. Các tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2021 khi lạm phát tại Eurozone chỉ là 3% và toàn EU là 3,2%.


Các quốc gia tại khu vực Baltic là Estonia, Latvia, Litva là những nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất, vượt 20%. Trong khi Pháp là quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp nhất trong khối, 6,6%, tiếp theo là Malta (7%) và Phần Lan (7,9%).


Tình trạng tăng giá trong tháng 8 cũng diễn ra nghiêm trọng tại Hungary, quốc gia có tỷ lệ lạm phát lên đến 18,6%, tăng vọt so với mức 14,7% trong tháng 7/2022, qua đó đưa Hungary lên đứng hàng thứ 4 và đẩy Cộng hòa Zech với 17,1% xuống vị trí thứ 5 trong số các quốc gia thành viên EU có tỷ lệ lạm phát cao nhất hiện nay.


Tây Ban Nha ở mức 10,2% tăng so với mức 8,7% hồi thán 7, đây là mức cao nhất trong 37 năm kể từ tháng 4 năm 1985.


So với tháng 7, tỷ lệ lạm phát tính theo năm giảm tại 12 quốc gia thành viên EU và tăng ở 15 quốc gia còn lại.


Trong cuộc họp tháng 7, ECB đã nâng lãi thêm 50 điểm cơ bản, từ -0,5% lên 0%. Họ duy trì chính sách lãi suất âm từ năm 2014 để kích thích tiêu dùng và ngăn lạm phát thấp, đánh dấu lần đầu tiên trong 11 năm qua Ngân hàng này tăng lãi suất nhằm đối phó với lạm phát phi mã. Với mức tăng lãi suất mới này, lãi suất tiền gửi của ECB đã thoát khỏi lãi suất âm lần đầu tiên trong 8 năm, lên mức 0%.


Ngày 8/9, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75%, lên mức 1,25%, mức tăng cao nhất kể từ khi đồng tiền chung châu Âu được đưa vào sử dụng vào năm 1999. Đây cũng là lần tăng lãi suất thứ 2 chỉ trong vài tuần qua nhằm đối phó với lạm phát đang ở mức cao kỷ lục.

Lãi suất và lạm phát tại các nước Châu Á


1. Hàn Quốc:

 Cơ quan Thống kê Hàn Quốc ngày 2/9 cho biết giá tiêu dùng, thước đo chính của lạm phát, tại nước này đã tăng 5,7% trong tháng 8/2022 so với cùng kỳ năm ngoái, giảm nhẹ so với mức 6,3% của tháng 7.


Đây là lần đầu tiên sau 7 tháng, tốc độ tăng giá tiêu dùng ở Hàn Quốc chậm lại. Tính đến tháng 8, giá tiêu dùng ở Hàn Quốc đã tăng trên mức 2% - mục tiêu lạm phát trung hạn của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) nước này trong 17 tháng liên tiếp và đây là tháng thứ 2, tỷ lệ lạm phát ở Hàn Quốc được duy trì trong phạm vi 6%.


BoK tăng lãi suất cơ bản thêm 2 điểm phần trăm lên 2,5 điểm phần trăm. Trong đó, có lần tăng 0,5 và 0,25 điểm phần trăm vào tháng 7 và tháng 8/2022.


2. Trung Quốc:

Ngày 15/8/2022, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) bất ngờ công bố hạ lãi suất. PBOC cắt giảm lãi suất chủ chốt áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn cấp cho các ngân hàng thương mại từ mức 2,1% về 2%. Lãi suất của chương trình cho vay 1 năm cũng giảm về 2,75% từ mức 2,85%. Đây là lần thứ 2 trong năm, PBOC cắt giảm các loại lãi suất này.


Việc NHTW Trung Quốc công bố hạ lãi suất ở góc độ nào đó đã tạo thêm rủi ro cho đồng Nhân dân tệ, bởi áp lực bởi các dòng vốn đã và sẽ tháo chạy khỏi Trung Quốc gia tăng. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ khác, mức hạ lãi suất cho dù rất nhỏ nhưng đó vẫn là việc mà Trung Quốc cần làm để khẳng định vai trò điều hành của NHTW tác động gián tiếp qua công cụ thị trường tới TTTC, làm thay đổi giá các hàng hóa trên TTTC và góp phần triệt tiêu kỳ vọng theo qui luật của thị trường. Nếu vẫn để lãi suất cao sẽ dễ tạo vòng xoáy suy giảm kinh tế còn tai hại hơn là hạ lãi suất.


Đầu tư tài chính vào tài sản cố định của Trung Quốc trong tháng 7 đã tăng 0,16% so với tháng 6. Trong 7 tháng đầu năm 2022, đầu tư tài sản cố định đạt 31.980 tỷ Nhân dân tệ (4.740 tỷ USD), tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2021.


Trong khi đó, đầu tư vào bất động sản của người dân Trung Quốc tính trong cả 7 tháng đầu năm nay đã giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 7.950 tỷ Nhân dân tệ (1.180 tỷ USD). Nhưng cũng nhờ đó mà giá nhà ở tại 70 thành phố lớn của Trung Quốc trong tháng 7 nhìn chung ổn định. Giá nhà mới xây tại 4 thành phố lớn gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến và Quảng Châu chỉ tăng nhẹ 0,3% so với tháng 6. Giá nhà mới tại các thành phố còn lại hầu như không tăng hoặc thậm chí giảm ở nhiều thành phố.


Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị Trung Quốc đã tiếp tục giảm xuống còn 5,4% trong tháng 7, từ mức 5,5% trong tháng 6/2022.


3. Indonesia:

Cơ quan Thống kê Trung ương Indonesia (BPS) cho biết tỷ lệ lạm phát ở quốc gia Đông Nam Á này đã hạ nhiệt lần đầu tiên sau 7 tháng tăng liên tục, trong bối cảnh giá cả thực phẩm, dịch vụ giao thông và viễn thông đều đi xuống.


Chỉ số giá tiêu dùng - được tính dựa vào biến động của rổ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng 8 chỉ tăng 4,63% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 4,94% của tháng 7.


Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát lõi tiếp tục tăng tốc lên 3,04% từ mức 2,86% hồi tháng trước, đạt 3,63% trong 8 tháng đầu năm nay, cao hơn nhiều so với mức chỉ 0,84% vào cùng kỳ năm ngoái.


Thống đốc BI, ông Perry Warjiyo dự báo rằng lạm phát năm nay có thể lên tới 5%, cao hơn 1 điểm phần trăm so với mức trần mục tiêu của cơ quan này.


4. Việt Nam:

Bước sang đầu tháng 9/2022, các ngân hàng thương mại cổ phần tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm từ 0,1 – 0,95% tùy kỳ hạn. Điều này cho thấy, áp lực lạm phát cùng việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 37% xuống 34% từ ngày 1/10 tới theo Thông tư 08/2021/TT-NHNN.


 Công ty Chứng khoán SSI đánh giá, do chênh lệch tăng trưởng tín dụng - tiền gửi hiện ở mức cao và tiền gửi từ Kho bạc Nhà nước có thể không còn dồi dào, nếu đầu tư công bắt đầu được đẩy mạnh và hạn mức tín dụng được nới sẽ là áp lực tăng lãi suất huy động đến cuối năm.


Bên cạnh đó, một số ngân hàng cũng sẽ có nhu cầu tăng vốn dài hạn do mức trần tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn sẽ được điều chỉnh từ 37% xuống 34% từ ngày 1/10 tới theo Thông tư 08/2021/TT-NHNN và cho vay dài hạn có thể là động lực tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm 2022.


Thực tế cho thấy, theo thống kê của NHNN, tính đến 15/8/2022, tín dụng tăng 9,6%. Trong khi đó, theo số liệu từ NHNN Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, tính đến cuối tháng 8/2022, tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng tại địa bàn đạt trên 3,1 triệu tỷ đồng, tăng 0,4% so với cuối tháng trước và tăng 11% so với cuối năm 2021.


Nguyên nhân là các ngân hàng đang bị áp lực chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và lạm phát tháng 7 và tháng 8 tăng. Tuy nhiên, theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 8/2022 chỉ tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước, tăng 3,6% so với tháng 12/2021 và tăng 2,89% so với cùng kỳ 2021... Bình quân 8 tháng năm 2022, CPI tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 1,64%.


Các chuyên gia của SSI dự báo: “Lãi suất huy động có thể tăng thêm 50 - 70 điểm cơ bản sau khi nới hạn mức tăng trưởng tín dụng. Cả năm 2022, lãi suất huy động có thể tăng 1-1,5%”.


Thị trường Châu Mỹ

1.Argentina


Ngân hàng trung ương Argentina đã tăng lãi suất chuẩn của nước này lên 550 điểm cơ bản lên 75% vào thứ Năm, một ngày sau khi dự báo lạm phát vượt mức lên gần 80% hàng năm.


Kể từ tháng 1, ngân hàng trung ương đã tăng gần gấp đôi lãi suất chính sách, bắt đầu năm ở mức 38%.


Lạm phát ở Argentina dự kiến sẽ đạt 99,6% vào cuối năm và duy trì trên 100% trong nửa đầu năm tới, theo công ty tư vấn EcoGo có trụ sở tại Buenos Aires (theo bloomberg).


Người Argentina đang phải trải qua đợt lạm phát hàng năm cao nhất trong ba thập kỷ khi giá năng lượng toàn cầu, các chính sách kinh tế và xu hướng tiền tệ đã thúc đẩy tăng giá trong năm nay.


2.Mexico


Nền kinh tế đứng thứ 2 Châu Mỹ


Lạm phát ở Mexico đạt 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 8, mức cao nhất trong hai thập kỷ. Lãi suất chủ chốt của Mexico hiện là 8,5%. 


Tăng lãi suất ban đầu tương đối khiêm tốn ở mức 25 điểm phần trăm, nhưng từ tháng 12 năm 2021 trở đi, Banxico bắt đầu hành động mạnh mẽ hơn, nâng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm. Kết quả là lãi suất ở Mexico đã tăng từ 4,0% lên 7,0% trong vòng chưa đầy một năm. 


Ngân hàng Trung ương Mexico lần cuối cùng đã tăng lãi suất cơ bản lên 75 điểm cơ bản ( bps ) vào ngày 11 tháng 8. Đây là lần tăng lãi suất thứ 10 kể từ khi hội đồng quản trị tiền tệ bắt đầu quá trình bình thường hóa vào tháng 6 năm ngoái. Ngân hàng Trung ương Mexico đã tăng lãi suất tổng cộng 450 điểm cơ bản trong 10 cuộc họp chính sách tiền tệ gần đây nhất của mình.



3.Brazil


Lạm phát ở Brazil bắt đầu tăng vào tháng 6 năm 2020, đạt 4,51% vào tháng 12 năm 2020. Tỷ lệ lạm phát không có dấu hiệu chậm lại vào năm 2021, chạm mức 6,1% vào tháng 3, khiến Ngân hàng trung ương Brazil (BCB) tăng tỷ lệ Selic lần đầu tiên kể từ Tháng 7 năm 2019 là 2,75%. 


Tháng 12/2021, lạm phát đạt 10,18%, vượt 3,75% mục tiêu. BCB đã tăng lãi suất bảy lần vào năm 2021, đưa tỷ lệ Selic lên 9,25% vào tháng 12.


Tỷ lệ lạm phát hàng năm đã tăng lên 10,38% vào tháng 1 năm 2022 và tiếp tục tăng tốc lên mức đỉnh 12,3% vào tháng 4. Lạm phát đã dần ổn định kể từ đó, giảm xuống còn 8,73% vào tháng 8 do giá, đặc biệt đối với giao thông, tiếp tục giảm. 

 BCB tăng tỷ lệ Selic lên 50 điểm phần trăm lên 13,75% trong tháng Tám. Đây là lần tăng lãi suất thứ 12 liên tiếp kể từ khi ngân hàng trung ương bắt đầu thắt chặt chính sách vào tháng 3/2021.


4.Canada


Ngân hàng Trung ương Canada đã tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 14 năm, lãi suất đã được tăng lần thứ 4 vào ngày 7/9 75 điểm cơ bản, đưa mức lãi suất lên cao nhất là 3,25% kể tù năm 2008.


Theo thông tin tháng 10/2022, Canada có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản

Canada là quốc gia đầu tiên tăng 100 điểm cơ bản và dự kiến sẽ tăng thêm vào đợt tháng 12/2022, 1/2023 với 25 điểm cơ bản, có thể đưa lãi suất lên 4%.


Lạm phát ở Canada vào tháng 2/2022 đã đạt 5,7% do giá hàng hóa tăng và tiếp tục tăng trưởng lên 8,1% vào tháng 6/2022. Giá hàng hóa của Canada đã tăng 37% trong vòng 6 tháng.


Các loại sản phẩm xuất khẩu của Nga

1.Dầu mỏ và khí đốt:

Là loại hàng hóa tự nhiên lớn. Từ cuộc xung đột Nga & Ukraine giá hàng hóa tăng mạnh. Nga sản xuất 10 triệu thùng dầu mỗi ngày chiếm 10% nhu cầu toàn cầu và nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất Châu Âu.


2. Lúa Mì:

Nga cung cấp lúa mì lớn nhất TG và Ukraine chiếm ¼ tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. VD: Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ nhập tới 70% lúa mì của Nga.


3. Kim loại:

Nga là nhà xuất khẩu lớn các loại thiết yếu như Palladium, nhôm và Niken. Sau cuộc khủng hoảng, giá kim loại lên cao.


Nga cũng sẽ được đảm bảo xuất khẩu thực phẩm và phân bón mà không phải chịu các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Liên hợp quốc lý giải, tình trạng thế giới thiếu nông sản trong năm tới nếu Nga bị gián đoạn trong việc xuất khẩu phân bón.


Các loại sản phẩm xuất khẩu của Ukraine

Thứ nhất:

Lúa mì, ngô, lúa mạch và hướng dương lớn nhất thế giới với tổng khối lượng ước tính đạt 5 triệu tấn trước tháng 02.2022 -> lương xuất khẩu nhỏ lại-> đột biến giá


Thứ hai:

Ukraine xuất khẩu lương thực đóng vai trò quan trọng, EU giúp Ukraine xuất khẩu 2,3 – 3 triệu tấn nông sản/ tháng. Mỹ góp thêm 68 triệu USD mua 150.000 tấn lúa mì để giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu.


Việc vận chuyển hàng hóa sang Châu Âu khó khăn vì các tuyến đường sắt hạn chế. Chuyển sang vận chuyển qua biển Đen.


Các loại sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam

Trong những năm qua, cán cân thương mại của Việt Nam và EU luôn đạt mức thặng dư cao, lên đến 28 tỷ USD


Máy tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, máy móc, dệt may, da giày, nông sản, thủy sản,… là những mặt hàng chủ lực của VN sang thị trường EU,


Hiện nay, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Nga điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may. Ba nhóm hàng này chiếm khoảng 57% kim ngạch xuất khẩu sang Nga, đây sẽ là các nhóm hàng bị tác động nhiều nhất trong thời gian tới.


Cùng với đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm nông nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 15,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, là nhóm sản phẩm cũng sẽ bị ảnh hưởng, mặc dù Nga không phải là thị trường lớn của các mặt hàng này. Việt Nam xuất sang thị trường Nga và Ukraine lượng hàng hóa không lớn nhưng có sự lan tỏa ra khu vực liên minh Á-Âu - thị trường Việt Nam đã ký FTA. Do đó, sự đứt gãy hoạt động thương mại sẽ tác động đến cả những thị trường liên quan khác.




Theo FV Tổng hợp

Theo dõi tiếp các bài viết của chúng tôi tại www.finverse.vn

bottom of page