top of page

24 năm đi đăng ký, đề nghị cấp sổ đỏ vẫn chưa xong

Từ 27m2 ban đầu, gia đình đã làm thủ tục đăng ký và đề nghị cấp sổ đỏ từ năm 1998 cho diện tích còn lại nằm trong tổng thửa đất rộng hơn 200m2, sau 24 năm đến nay vẫn chưa xong.


Theo ông Hiệp, bệnh của một số doanh nghiệp bất động sản là tham quá. Một số doanh nghiệp bất động sản “sức có một nhưng muốn làm mười”, có vốn nhỏ thôi nhưng phát hành rất nhiều trái phiếu doanh nghiệp, ôm dự án nhưng không bán được nên giờ không có cách nào chi trả.  "Đây là căn bệnh trầm kha của doanh nghiệp, nói thì dễ mà làm thì khó. Cứ trông thấy dự án có điều kiện thế là ôm, nên có doanh nghiệp một năm khởi công 20 - 30 dự án, trong đó có dự án 200 - 300ha thì làm sao đủ vốn được", ông Hiệp nói.
Gia đình ông Trung chờ cấp sổ đỏ để làm lại nhà - Ảnh: QUANG THẾ

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Phạm Thành Trung (46 tuổi, ngụ ở ngõ 30 Nguyễn Du, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết năm 1956, bà nội ông được cấp 27m2 nhà đất, đến năm 1985 thì được cấp sổ đỏ.


Từ 27m2 ban đầu, gia đình ông mua lại của cá nhân khác, được Viện Thiết kế (thuộc Bộ Công nghiệp thực phẩm cũ) trả lại và được cho, tặng với tổng diện tích 282,3m2.


"Hồ sơ đã nhiều lần đăng báo, công khai tại UBND phường và không nhận được đơn, thắc mắc kiến nghị nào. UBND phường cũng đã 4 lần gửi tờ trình đề nghị cấp sổ đỏ cho gia đình tôi", ông Trung nói.


Tuy nhiên theo công văn số 268 ngày 22-9 của UBND phường Nguyễn Du, gia đình được yêu cầu làm việc với Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội vì "diện tích 34,9m2 đang vướng" và phải bổ sung hồ sơ cho diện tích 53,8m2 và 42,8m2. "Các diện tích còn lại trong thửa đất ở số 2 ngõ 30 Nguyễn Du thì UBND phường không đề cập tới", ông Trung cho biết thêm.


Trong khi đó, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện UBND phường Nguyễn Du cho biết phường đã có 4 văn bản gửi đến các cơ quan xin cung cấp thông tin về nguồn gốc sử dụng đất và việc quản lý nhà, đất liên quan đến khu đất gia đình ông Trung đang phản ánh.


"Chúng tôi đã có văn bản trả lời công dân. Khi tiếp nhận đơn tôi thấy thời gian đưa đơn rất dài. UBND phường cũng đã có văn bản gửi đi các nơi để xin sao lục, trích lục" - ông Dương Minh Đức, chủ tịch UBND phường Nguyễn Du, giải thích.


"Diện tích 34,9m2 được Xí nghiệp quản lý và phát triển nhà Hai Bà Trưng (thuộc Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội) quản lý. Tôi đã hướng dẫn phần diện tích này cần phải làm hồ sơ với xí nghiệp nhà mua lại, tuy nhiên gia đình anh Trung khẳng định được phép quản lý, sử dụng", ông Đức thông tin thêm.


Phát biểu tại diễn đàn bất động sản mùa xuân năm nay, TS Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế - cũng cho rằng có hai vấn đề lưu ý với doanh nghiệp bất động sản trong giai đoạn 2023-2024.  Thứ nhất, nguồn vốn tín dụng cho bất động sản đã quá nhiều, lên tới hơn 21% tổng dư nợ tín dụng trong nền kinh tế, tốc độ tăng tín dụng lĩnh vực bất động sản năm 2022 gấp đôi mức tăng chung của nền kinh tế, nên giờ đòi thêm vốn tín dụng cực khó.
Ông Ngạn, bà Bích (vợ ông Ngạn) hơn 20 năm đi đăng ký, đề nghị cấp sổ đỏ - Ảnh: QUANG THẾ

Ông Phạm Bang Ngạn (81 tuổi, bố ông Trung) cho biết: "Nhà nứt từ nhiều năm nay con cháu cũng phải chuyển đi nơi khác tá túc, không dám ở. Mong muốn lớn nhất của gia đình là sớm được cấp sổ đỏ các diện tích còn lại để sửa sang lại nhà cửa".


Theo tờ trình số 17 do ông Dương Minh Đức - chủ tịch UBND phường Nguyễn Du - ký gửi UBND quận Hai Bà Trưng ngày 24-7-2020. Diện tích ông Ngạn và bà Bích đề nghị cấp sổ đỏ là một phần nhà đất tại số 2/30 Nguyễn Du.


Đáng chú ý, năm 2016, diện tích 34,9m2 đã được Xí nghiệp quản lý và phát triển nhà Hai Bà Trưng trả lời chưa quản lý, ký hợp đồng cho thuê. Theo tờ trình số 17 thì gia đình ông Ngạn đang sử dụng ổn định, không có tranh chấp, khiếu kiện.

Trao đổi với phóng viên, luật sư Trương Anh Tú - Đoàn luật sư TP Hà Nội - cho rằng: "Đây là vụ việc 'khá đặc biệt' bởi người dân đã đi làm thủ tục nhà đất diễn ra trong suốt hàng chục năm nên chính quyền địa phương cần xem xét lại toàn bộ hồ sơ kỹ càng, trả lời thỏa đáng. Tránh đơn thư phản ánh kéo dài, vượt cấp, gây phức tạp".


Nguồn gốc thửa đất 282,3m2


Từ hồ sơ, giấy tờ gia đình ông Ngạn cung cấp, có thể tóm tắt nguồn gốc thửa đất như sau:


- Diện tích 53,8m2: Diện tích 27m2 - tầng 1 - gia đình ông Ngạn được Nhà nước giao lại để ở (từ năm 1956) và được cấp "giấy chứng nhận diện tích nhà để lại sau cải tạo nhà cửa số 380/QLNT" ngày 23-12-1985 do Sở Nhà đất Hà Nội cũ cấp.


Năm 1995, diện tích tầng 2 - bao gồm cả khu phụ (8m2) gia đình ông Ngạn nhận chuyển nhượng của bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết (có giấy mua, bán viết tay).


- Diện tích 99,2m2: Gia đình ông Ngạn mua lại của bà Nguyễn Thị Thịnh năm 1997 (đã được cấp sổ đỏ).


- Diện tích 42,8m2: Đây là phần diện tích của Viện Thiết kế (thuộc Bộ Công nghiệp thực phẩm cũ) trả lại cho gia đình ông Ngạn theo biên bản bàn giao số 233 VTK/QTĐS ngày 23-8-1983.


- Diện tích 34,9m2: Giấy cho tặng ngày 15-11-2004 của bà Phạm Thị Kha (chị gái của ông Ngạn).


- Diện tích 51,6m2: Đây là diện tích sân chung, nay thuộc sở hữu của nhà số 2, ngõ 30 Nguyễn Du.



Theo Tuổi trẻ



Theo dõi tiếp các bài viết của chúng tôi tại www.finverse.vn

コメント


bottom of page