top of page

Ripple tìm đến Anh; Celsius Network tìm thấy lối thoát



Sáng 23/7, BTC đang được giao dịch ở mức 29,700 USD và đã có 8 ngày liên tiếp dao động quanh mức 30,000 USD.


Ngoài ra, dữ liệu của Coinglass cho thấy trong 24 giờ qua, giá trị bị thanh lý của các vị thế long/short là khoảng 47 triệu USD, trong đó vị thế long (38 triệu USD) bị thanh lý nhiều hơn so với vị thế short (8 triệu USD).


Celsius Network đạt được thỏa thuận để thoát khỏi tình trạng phá sản


Thông qua những nỗ lực đàm phán và thỏa thuận với các chủ nợ cùng tòa án Mỹ, nền tảng cho vay Celsius Network vừa đạt được một bước tiến quan trọng trong việc hủy bỏ thủ tục phá sản của họ.


Các điều khoản dàn xếp cùng giá trị các khoản nợ không được đảm bảo (unsecured claims) lên đến 78.2 tỷ USD sẽ được thẩm phán Martin Glenn phân tích trong phiên điều trần vào ngày 10/8 sắp tới.


Thông báo Phiên điều trần trong Kiến nghị Chung về Phê duyệt Dàn xếp. Nguồn: Stretto.
Thông báo Phiên điều trần trong Kiến nghị Chung về Phê duyệt Dàn xếp. Nguồn: Stretto.

Thỏa thuận đầu tiên để giải quyết các khiếu nại về cáo buộc gian lận và xuyên tạc của Celsius. Theo đó, Celsius sẽ phải hoàn trả thêm cho khách hàng 5%. Nếu không đồng ý dàn xếp trên, chủ các tài khoản vẫn có quyền tiếp tục theo đuổi các khiếu nại cá nhân đối với Celsius.


Thỏa thuận thứ hai là đưa ra giải pháp hoàn trả tiền cho khách hàng thông qua sản phẩm “interest-bearing Earn” của Celsius. Trong điều khoản được đề xuất, các khách hàng đã vay tiền sẽ có thể được nhận lại một phần tài sản bằng tiền điện tử. Ngoài ra, họ cũng có thể nhận các khoản bồi thường bằng cổ phiếu của công ty.


Dự luật tiền điện tử của Hạ Viện Mỹ không cản bước được sự “quyết liệt” của SEC


Các nhà lập pháp Mỹ đã đề xuất “Dự luật về tài sản tiền điện tử” được công bố bởi Hạ Viện vào ngày 21/7. Điều này làm dấy lên hy vọng về việc chấm dứt sự leo thang căng thẳng giữa SEC và các dự án tiền điện tử.


Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng dự luật trên sẽ không "kìm hãm" được SEC trước các động thái cứng rắn hơn với thị trường crypto. Thậm chí một yếu tố trong dự luật có thể ảnh hưởng xấu đến nền tài chính phi tập trung.


Toà nhà Quốc Hội Mỹ. Nguồn ảnh: Unsplash
Toà nhà Quốc Hội Mỹ. Nguồn ảnh: Unsplash

Gabriel Shapiro, cố vấn cấp cao của Delphi Labs, chia sẻ trên Twitter rằng dự luật của Hạ Viện Mỹ sẽ khiến nhiều tài sản trong DeFi có khả năng bị SEC “gọi tên” dưới dạng chứng khoán.


“Miếng bánh” crypto của các định chế tài chính ngày càng phình to bất kể Downtown


CEO của công ty Anchorage Digital - Diogo Monica, chia sẻ với tờ The Block. Nguồn: The Block
CEO của công ty Anchorage Digital - Diogo Monica, chia sẻ với tờ The Block. Nguồn: The Block

Diogo Monica, nhà đồng sáng lập Anchorage Digital chia sẻ trong buổi phỏng vấn với tờ The Block về các chủ đề xoay quanh quy định pháp lý và thị trường tài chính toàn cầu.


Monica nói rằng mặc dù gần đây thị trường khá ảm đạm, động thái của một số định chế tài chính dường như vẫn diễn ra sôi nổi. Bằng chứng là BlackRock nộp đơn xin cung cấp dịch vụ Bitcoin ETF, cho đến các vấn đề về lưu ký tiền điện tử của sàn Nasdaq hay SEC hỗ trợ Dự luật tiền điện tử Mỹ...


Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq của Mỹ tạm ngưng kế hoạch dịch vụ lưu ký tiền điện tử. Nguồn: Bankrate.
Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq của Mỹ tạm ngưng kế hoạch dịch vụ lưu ký tiền điện tử. Nguồn: Bankrate.

Theo Monica các định chế tài chính xuất hiện ngày càng nhiều hơn trong thị trường crypto và họ đang tìm cách phát triển lợi nhuận của mình. Với góc nhìn của người trong cuộc, Monica nhận thấy các công ty này đã tham gia thị trường sớm hơn chúng ta tưởng, khoảng 2 năm trước.


Lí giải cho việc này, theo Monica, một dự án cần ít nhất 18 đến 24 tháng để phát triển đủ lớn nhằm hỗ trợ về việc cung cấp dịch vụ cho các tổ chức tài chính lớn.

Hơn nữa, các dự án liên quan crypto lại cần sự tỉ mỉ hơn vì dính líu đến pháp lý.


Hiện tại, các quỹ ETFs như Blackrock và Fidelity, hay các tổ chức tài chính cũng đang xin cung cấp các dịch vụ liên quan đến crypto.

"Điều này cho thấy các định chế tài chính đang quan tâm và thậm chí xây dựng các dự án liên quan tới crypto", Monica nói.

Tuy nhiên, câu chuyện trọng tâm hiện tại vẫn sẽ hướng về các loại tài sản ở thế giới thực (RWA) và xu hướng “token hóa”.
Diogo Monica

Việc này theo Monica là hợp lý vì các tổ chức tài chính cũng thường xuyên nói về các chủ đề này. Quan trọng hơn là nó thân thiện với các nhà lập pháp và đại đa số công chúng.


Ripple đăng ký trở thành công ty crypto tại Vương Quốc Anh


Sau phiên tòa với SEC và giành phần thắng về mình, Ripple đã có động thái mới. Tổ chức này vừa nộp đơn đăng ký với Cơ quan Quản lý Tài Chính Vương Quốc Anh (FCA) để trở thành một công ty cung cấp dịch vụ crypto.


Đồng thời, Ripple cũng đang xin giấy phép về mảng thanh toán tại Ireland. Đây được xem là bước đầu cho kế hoạch đầu tư khủng vào khu vực này trong thời gian tới.


Ripple đăng kí công ty crypto tại Vương Quốc Anh. Nguồn: UToday
Ripple đăng kí công ty crypto tại Vương Quốc Anh. Nguồn: UToday

Trước làn sóng “đàn áp” của SEC tại Mỹ, nhiều công ty crypto đang tìm kiếm cơ hội tại Anh vì nơi đây có sự rõ ràng về mặt pháp lý và môi trường hỗ trợ các doanh nghiệp tốt hơn.


Không chỉ riêng Ripple, gần đây, quỹ đầu tư Andreesen Horowitz (A16z) đã công bố văn phòng đầu tiên tại London. Quyết định này đến sau nhiều tháng thảo luận với các nhà lập pháp tại đây cùng FCA.

Qũy đầu tư a16z chỉ ra rằng môi trường kinh doanh tại Vương Quốc Anh là một trong những yếu tố khiến họ quyết định mở chi nhánh văn phòng bên ngoài nước Mỹ.


Theo Coin98


Theo dõi tiếp các bài viết của chúng tôi tại www.finverse.vn


bottom of page