top of page

Lợi nhuận ngành ngân hàng cả năm dự báo sẽ theo hướng giảm tốc

Đã cập nhật: 12 thg 8, 2023

Index tăng gần 12 điểm; Dịch vụ "cứu cánh" lợi nhuận ngân hàng; Cổ phiếu đầu tư công không phụ kỳ vọng; Gen Y & Gen Z: Thế hệ khách hàng tiềm năng bị các quỹ ETF nội “bỏ quên”; Ngành mới nổi và câu chuyện của thị trường Việt Nam; Bóng ma chia rẽ kinh tế toàn cầu đang lớn dần…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Ảnh: THX/TTXVN
Ảnh: THX/TTXVN

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 11/8 tăng 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã tăng thêm 100.000 đồng/lượng và hiện đứng ở mức 66,90 – 67,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 1,6 xuống 1.911,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích dần và lên trên 1.915 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,63 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 11/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.837 đồng/USD, tăng 11 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.570 – 23.910 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 29.400 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục yếu đi nhưng mức giảm không lớn và về 29.360 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,25 USD (-0,30%), xuống 82,57 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,23 USD (-0,27%), xuống 86,17 USD/thùng.

VN-Index tăng gần 12 điểm

Sau phiên sáng đảo chiều giảm, tâm lý thị trường chuyển sang trạng thái lo lắng hơn khi bước vào phiên chiều khi VN-Index nới rộng đà giảm và về dưới 1.215 điểm.

Tuy nhiên, lực cầu gia tăng, nhất là về cuối phiên đã lan rộng, giúp chỉ số tăng vọt và vượt 1.230 điểm cùng thanh khoản cải thiện, giúp thị trường khép lại phiên cuối tuần với nhiều niềm vui bất ngờ.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 15,23 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 78,74 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 11/8: VN-Index tăng 11,6 điểm (+0,95%) lên 1.232,21 điểm; HNX-Index tăng 1,34 điểm (+0,55%) lên 245,25 điểm; UPCoM-Index tăng 0,18 điểm (+0,2%) lên 93,28 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ tăng nhẹ và các chỉ số chính hạ nhiệt trong phiên thứ Năm (10/8), khi các nhà đầu tư lo lắng về triển vọng dài hạn của nền kinh tế Mỹ và liệu chứng khoán có còn dư địa để tăng hay không.

Dữ liệu chính thức cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 7 của Mỹ chỉ tăng 0.2% so với tháng trước, khớp với dự báo của các chuyên gia. Nếu so với cùng kỳ, CPI tăng 3,2%, thấp hơn dự báo 3,3% từ các chuyên gia, nhưng lại cao hơn mức 3% của tháng 6.

Chỉ số CPI lõi, sau khi loại trừ thực phẩm và năng lượng cũng tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 4,7% so với cùng kỳ. Con số này thấp hơn so với dự báo tăng 4,8% của các chuyên gia tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones.

Kết thúc phiên 10/8: Chỉ số Dow Jones tăng 52,79 điểm (+0,15%), lên 35.176,15 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,12 điểm (+0,02%), lên 4.468,83 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 15,97 điểm (+0,12%), lên 13.737,98 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản nghỉ giao dịch tuần lễ Obon.

Chứng khoán Trung Quốc lao dốc, khi các nhà đầu tư thất vọng trước các nỗ lực ban hành biện pháp kích thích của chính quyền, trong bối cảnh dữ liệu mới cho thấy sự phục hồi sau đại dịch đang tiếp tục suy yếu.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 2,01% xuống 3.189,25 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 2,3% xuống 3.884,25 điểm.

Các sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến cho biết vào cuối ngày thứ Năm rằng, họ sẽ nghiên cứu các biện pháp để giảm chi phí giao dịch của nhà đầu tư và cải thiện thanh khoản để kích thích thị trường hơn nữa.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc tháng trước cam kết sẽ tăng cường hỗ trợ chính sách cho nền kinh tế, nhưng cho đến nay các nhà đầu tư cho rằng các biện pháp này vẫn chưa đủ cụ thể.

Các khoản vay bằng đồng nhân dân tệ mới của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm mạnh trong tháng 7 so với tháng 6, sau khi đạt mức cao kỷ lục trong nửa đầu năm, nhưng vẫn có thể vượt quá con số của năm trước, khi ngân hàng trung ương tìm cách củng cố nền kinh tế, một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy.

Chứng khoán Hồng Kông hướng tới tuần giảm thứ hai liên tiếp, do lo ngại sự suy thoái của thị trường bất động sản Trung Quốc sẽ kéo dài và sự chậm lại trong tăng trưởng kinh tế sẽ sâu sắc tới Thành phố.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,9% xuống 19.075,19 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,33% xuống 6.540,63 điểm.

Cổ phiếu của nhà phát triển bất động sản tư nhân lớn nhất Trung Quốc là Country Garden giảm 5,8% và rơi xuống mức thấp kỷ lục và còn chưa đầy 1 đô la Hồng Kông/cổ phiếu, sau khi dự báo khoản lỗ nửa đầu năm lên tới 7,6 tỷ USD và một báo cáo truyền thông cho biết công ty này đang chuẩn bị cho việc tái cơ cấu nợ.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, bị đè nặng bởi sự gia tăng của lợi suất trái phiếu sau dữ liệu lạm phát của Mỹ.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 10,30 điểm, tương đương 0,4% xuống 2.591,26 điểm và giảm 0,44% trong tuần.

Các cổ phiếu lớn gây áp lực đến thị trường với nhà sản xuất chip Samsung Electronics giảm 0,74%, SK Hynix mất 2,70% và nhà sản xuất pin LG Energy Solution giảm 1,62%.

Thông tin đáng chú ý khác là xuất khẩu của Hàn Quốc trong 10 ngày đầu tháng 8 này đã giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước.

Kết thúc phiên 11/8: Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 65,31 điểm (-2,01%), xuống 3.189,25 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 173,07 điểm (-0,90%), xuống 19.075,19 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 10,30 điểm (-0,40%), xuống 2.591,26 điểm.


Theo Tin nhanh chứng khoán


Theo dõi tiếp các bài viết của chúng tôi tại www.finverse.vn



bottom of page