top of page

Dự báo khả năng tăng tốc kinh tế của Việt Nam đứng đầu khu vực

Sự phục hồi kinh tế của Việt Nam có khả năng tăng tốc vào năm 2022 với mức dự báo là 7.5%. Vượt qua Malaysia (6,7%) và Campuchia (6,6%) để đứng đầu khu vực



Dự báo GDP năm 2021


Trong báo cáo sơ lược về triển vọng vĩ mô và thị trường Việt Nam năm 2021 đã công bố, Công ty Chứng khoán SSI dự báo rằng tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam sẽ ổn định khoảng 6,5% so với năm 2020. Tăng trưởng sẽ bắt đầu tăng tốc từ quý 2/2021 và giữ đà đến năm 2022, mức tăng khoảng hơn 7%.


Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII diễn ra vào tháng 1 năm 2021, sau đó là bầu cử Quốc hội khóa mới vào tháng 5. Đây cũng là năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm mới giai đoạn 2021-2025. Trong kế hoạch 5 năm, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5-7%.


"Kế hoạch 5 năm sẽ có 2 giai đoạn 2021-2022 (giai đoạn phục hồi) và 2023-2025 (giai đoạn tăng tốc). Do vậy, đối với năm 2021, Chính phủ vẫn tiếp tục việc nới lỏng chính sách tiền tệ và thực hiện chính sách tài khóa mở rộng.

Tại 9 tháng đầu năm 2020, M2 tăng 8,63%. Chính phủ ước tính dự trữ ngoại hối cuối 2020 đạt 100 tỷ đồng nghĩa với 22 tỷ USD được Ngân hàng nhà nước mua thêm trong năm 2020, tương tự như năm 2019.



Mặt khác, giá trị huy động ròng từ thị trường OMO gần như bằng 0 cả năm 2020. Nhìn chung, giá trị bơm tiền ròng từ Ngân hàng Nhà nước có thể tăng 13% so với cùng kỳ trong năm 2020.

Nhìn lại cung tiền M2

Giai đoạn 2014 đến nay đánh dấu nỗ lực ủa chính phủ trong việc kích thích tăng trưởng (Nguồn: Vietstock)
Giai đoạn 2014 đến nay đánh dấu nỗ lực của chính phủ trong việc kích thích tăng trưởng (Nguồn: Vietstock)

Thực tế


Tuy nhiên thực tế mức tăng GDP chỉ đạt 2.6% trong năm 2021 so với mức tăng được dự báo trước đây 5.8%.


Xét theo quý, GDP quý 1 tăng 4,72%, quý 2 tăng 6,73%, quý 3 giảm 6,02%, quý 4 tăng 5,22%, so với cùng kỳ năm trước.


Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp từ cuối tháng 4 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Tăng trưởng âm của một số ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế


Nguyên nhân GDP năm 2021 tăng trưởng thấp do dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý 3 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh.

VEPR khuyến nghị đẩy nhanh đầu tư công, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia, lưu ý tình trạng bong bóng tài sản đang hình thành trên thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, ổn định kinh tế vĩ mô, đa dạng hóa thị trường xuất/nhập khẩu để tránh phụ thuộc nặng nề vào một số đối tác kinh tế lớn.


Triển vọng tăng trưởng cho năm 2022


Sự phục hồi kinh tế của Việt Nam có khả năng tốc vào năm 2022 vì tăng trưởng GDP dự kiến ​​sẽ tăng lên 5,5% từ 2,6% trong năm vừa kết thúc.


Các chuyên gia của Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN + 3 (AMRO) gồm 10 nước ASEAN và 3 đối tác Trung Quốc (bao gồm Hong Kong), Nhật Bản và Hàn Quốc, vẫn duy trì tầm nhìn tích cực và dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 của khối sẽ là 4,9%, chỉ thấp hơn rất ít so với con số 5% được đưa ra trong bản cập nhật tháng 10-2021.


Trong các nước, Việt Nam được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất khu vực với mức 7,5% trong năm 2022 sau khi chỉ đạt 2,6% trong năm 2021. Với mức tăng trưởng này, Việt Nam vượt qua Malaysia (6,7%) và Campuchia (6,6%) để đứng đầu khu vực nhờ động lực chính đến từ tốc độ bao phủ vắc xin nhanh, chính sách linh hoạt hơn giữa hai mục tiêu bảo vệ sức khỏe người dân và hồi phục nền kinh tế cùng hoạt động xuất khẩu ổn định.


Giả sử đại dịch COVID-19 sẽ được kiểm soát trong và ngoài nước, dự báo cho rằng lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam sẽ dần phục hồi khi các doanh nghiệp tiêu dùng và nhà đầu tư tin tưởng, trong khi lĩnh vực sản xuất được hưởng lợi từ nhu cầu ổn định từ Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, và Trung Quốc. Thâm hụt tài khóa và nợ dự kiến với tỷ lệ nợ trên GDP dự kiến ​​là 58,8%. Tuy nhiên, triển vọng thì sẽ luôn có những rủi ro. Sự bùng phát của các biến thể mới có thể sẽ làm chậm sự phục hồi toàn cầu và làm suy yếu nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Các biện pháp chính sách tài khóa, bao gồm giảm thuế suất VAT tạm thời và chi tiêu nhiều hơn cho y tế và giáo dục, có thể hỗ trợ tổng cầu trong nước. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng, các chương trình bảo trợ xã hội có thể được nhắm mục tiêu cẩn thận và thực hiện hiệu quả hơn để giải quyết các hậu quả xã hội nặng nề và không đồng đều của cuộc khủng hoảng.

Rủi ro gia tăng trong lĩnh vực tài chính cần được giám sát chặt chẽ và chủ động giải quyết. Thương mại, trong khi một động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đáng chú ý của Việt Nam trong hai thập kỷ qua, lại sử dụng nhiều carbon - chiếm một phần ba tổng lượng phát thải khí nhà kính của cả nước - và gây ô nhiễm.


Mặc dù Việt Nam đã bắt đầu thực hiện các hoạt động khử cacbon liên quan đến thương mại, nhưng cần phải làm nhiều hơn nữa để ứng phó với áp lực gia tăng từ các thị trường điểm đến chính, khách hàng và các công ty đa quốc gia đối với các sản phẩm và dịch vụ xanh hơn.


Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết: “Thương mại sẽ là thành phần chính trong các hành động vì khí hậu của Việt Nam trong những năm tới. “Thúc đẩy thương mại xanh hơn sẽ không chỉ giúp Việt Nam thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà còn giúp nước này giữ được lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế và đảm bảo thương mại vẫn là một nguồn thu nhập và việc làm quan trọng.”


Với những nhận định trên chúng ta hoàn toàn có thể đặt niềm tin trong năm 2022 này. Khi Chính phủ có những chính sách hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp. Việt nam vẫn là thị trường tiềm năng màu mỡ cho các nhà đầu tư sau khi đại dịch qua đi. GDP tăng cũng đồng nghĩa với việc thu nhập của chúng ta sẽ tăng lên.


Cộng đồng Master Traders


bottom of page