top of page

Điểm sáng hợp tác doanh nghiệp Mỹ-Việt Nam trong giai đoạn tới?

Sáng 17/5 (theo giờ địa phương), tại San Francisco, tiếp tục chương trình thăm và làm việc tại Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Toạ đàm đổi mới sáng tạo với sự tham dự của các doanh nghiệp công nghệ lớn của Mỹ như: Google, Meta, Microsoft.. và một số doanh nghiệp Việt Nam.


Thủ tướng nêu rõ, càng trong khó khăn, thách thức, người Việt Nam lại càng đoàn kết, phát huy mạnh mẽ bản sắc, truyền thống lịch sử - văn hóa, nhất là truyền thống "uống nước nhớ nguồn".
Thủ tướng nêu rõ, càng trong khó khăn, thách thức, người Việt Nam lại càng đoàn kết, phát huy mạnh mẽ bản sắc, truyền thống lịch sử - văn hóa, nhất là truyền thống "uống nước nhớ nguồn".

Thủ tướng cùng lãnh đạo các doanh nghiệp lớn của Mỹ tiếp tục đề cập đến cơ hội hợp tác trong đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ. Thủ tướng cho biết thêm, Chính phủ Việt Nam đang hoàn thiện thể chế, chính sách để đón các startup. Cùng với đó, Việt Nam đang thúc đẩy chuẩn bị hệ thống hạ tầng kỹ thuật như công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu lớn, đào tạo nhân lực chất lượng tốt hơn để sẵn sàng khi các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.


Theo đó, lãnh đạo Tập đoàn Chervron về năng lượng – tài chính mong muốn các sáng kiến về công nghệ không nằm riêng lẻ mà cần được tích hợp, liên kết để mang đến sự hiểu biết nhiều hơn cho mọi người cũng như gia tăng cơ hội vươn lên cho người dân nhờ vào đổi mới công nghệ.


Ngoài ra, Giám đốc khối Đông Nam Á và Nam Á của Tập đoàn Meta về đề nghị có nhóm hợp tác đặc trách của Hội châu Á với Việt Nam về chuyển đổi số, nhất là trong các quy định liên quan ngành công nghệ, Thủ tướng nhấn mạnh rằng "tài nguyên con người là quý giá nhất" và đề nghị được hợp tác trong nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hệ sinh thái khởi nghiệp, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cho rằng bên cạnh đó, hạ tầng liên quan phát triển khoa học công nghệ cần tiếp tục được đầu tư, nâng cao chất lượng để phù hợp yêu cầu phát triển chung


Trong khi đó, lãnh đạo một nhà băng chuyên cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp tại thung lũng silicon thì tặng Thủ tướng một chiếc túi được sản xuất tại Việt Nam nhưng gắn logo của ngân hàng này, như một biểu tượng cho mong muốn được hợp tác chặt chẽ.


Đáp lại, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay, Việt Nam là một trong những nước ký nhiều hiệp định thương mại (FTA) nhất thế giới, độ mở nền kinh tế tới 200% GDP, có quan hệ thương mại với hơn 60 nước.


Đại diện cho một quỹ đầu tư mạo hiểm tại thung lũng Silicon cho hay, quỹ này vừa hợp tác để làm pin cho ô tô điện cùng Vinfast và mong muốn được tìm hiểu một cách có hệ thống về các chính sách Chính phủ trong khuyến khích các doanh nghiệp từ Silicon tới Việt Nam hợp tác.

Tại cuộc gặp, các doanh nhân Việt kiều đã phát biểu, đóng góp ý kiến về các chính sách thu hút nhân tài, quảng bá hình ảnh Việt Nam và các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước... tới các nhà đầu tư toàn cầu, cũng như đề xuất, kiến nghị về một số dự án, chương trình cụ thể đang triển khai trong nước.


Ông Sang Nhin, Chủ tịch, đại diện cho Công ty Westcoast Precision Inc, đánh giá cao thành công chuyến công tác của Thủ tướng và đoàn đại biểu Việt Nam . Nhắc lại câu nói của người Mỹ "I have a dream" (Tôi có một giấc mơ), ông bày tỏ mong muốn đóng góp để "công nghệ hóa" đất nước – đây là yếu tố then chốt để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Thủ tướng cũng lưu ý rằng, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nên nhu cầu về vốn rất lớn, nhất là nguồn lực để giải quyết các vấn đề mới như chuyển dịch năng lượng, biến đổi khí hậu… và rất mong muốn có sự chung tay của các định chế tài chính lớn.

Thủ tướng đồng tình với các ý kiến cho rằng Việt Nam phải phát triển được các ngành công nghiệp nền tảng như luyện kim, chế tạo máy… Đồng thời, xác định con người là vốn quý nhất, phải phát huy tối đa trí tuệ, năng lực, phẩm chất con người Việt Nam.


Theo Investing, CafeF


Theo dõi tiếp các bài viết của chúng tôi tại www.mastertraders.vn





bottom of page