top of page
Ảnh của tác giảHiền Trần

Chuyên gia: Fed và ECB đã đi đến giới hạn thắt chặt chính sách

Theo 4 chuyên gia kinh tế hàng đầu, các nhà hoạch định chính sách Mỹ và Eurozone có lẽ đã tăng lãi suất cao nhất có thể mà không gây ra thiệt hại quá lớn cho nền kinh tế của họ.

Trụ sở Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Trụ sở Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN

Giáo sư Veronica Guerrieri của Đại học Chicago, Nhà kinh tế trưởng Michala Marcussen của Societe Generale, cựu quan chức Ngân hàng Trung ương Châu u Lucrezia Reichlin và cựu nhà hoạch định chính sách Ngân hàng trung ương Anh Silvana Tenreyro lập luận về “sự kiên nhẫn” - ngay cả khi điều đó có nghĩa là một đợt lạm phát tăng trong ngắn hạn.


“Nếu ta xem xét quy mô bất thường của cú sốc nguồn cung mà nền kinh tế phải gánh chịu và thực tế là chính sách tiền tệ vận hành có độ trễ, những quan sát này cho thấy lợi ích của việc thắt chặt hơn sẽ rất nhỏ so với rủi ro. Điều này đặc biệt đúng với Eurozone.”


Báo cáo Geneva về Kinh tế Thế giới của họ nhấn mạnh rằng tình trạng giảm phát đang diễn ra, các thước đo về kỳ vọng lạm phát dài hạn vẫn ổn định và tiền tiết kiệm hộ gia đình tích lũy trong thời kỳ đại dịch đang bị xói mòn.


ánh giá này không bình luận cụ thể về câu cửa miệng "cao hơn trong thời gian dài hơn" gần đây của Fed, nhưng ủng hộ việc ngừng áp dụng chính sách để cho phép các đợt tăng lãi suất trước đó có hiệu lực.


“Khi chúng ta thực hiện chính sách tiền tệ để chống lạm phát, chúng ta nên thận trọng và ghi nhớ rằng việc chấp nhận một mức độ lạm phát ngắn hạn có thể là một chi phí cần thiết để cho phép những biến động giá tương đối giúp có được sự phân bổ nguồn lực tốt hơn. Tác động chậm trễ của việc thắt chặt chính sách tiền tệ vẫn chưa lan tới các nền kinh tế.”


Theo Bloomberg


Theo dõi tiếp các bài viết của chúng tôi tại www.finverse.vn



Comments


bottom of page