top of page

Bitcoin ETF là gì? Phân tích tầm quan trọng của Bitcoin ETF

Bitcoin ETF là gì? Tác động của nó đối với thị trường tài chính phi tập trung lớn như thế nào mà khiến cho giá trị của đồng Bitcoin nhiều lần chao đảo?
Bitcoin ETF – Ảnh: Newsbtc
Bitcoin ETF – Ảnh: Newsbtc

Bitcoin ETF là gì?

Bitcoin ETF hay Exchange-Traded Fund là một loại tài sản tài chính liên quan đến giá của Bitcoin, được mua và bán trên các sàn giao dịch chứng khoán truyền thống, cho phép nhà đầu tư tiếp cận Bitcoin mà không cần thực sự sở hữu tiền mã hóa này. Điều này làm giảm rủi ro và phức tạp khi đầu tư trực tiếp vào Bitcoin.

Cơ chế hoạt động của Bitcoin ETF sử dụng cấu trúc tương tự như các ETF truyền thống. Các công ty môi giới hoặc quỹ chứng khoán mua và nắm giữ các tài sản liên quan đến giá Bitcoin, sau đó chứng khoán hóa chúng thành Bitcoin ETF. Giá của ETF sẽ theo sát giá của Bitcoin trên thị trường.

Hiện có hai loại chính của Bitcoin ETF: Bitcoin Physical ETF và Bitcoin Futures ETF.

Mục đích chính của Bitcoin ETF là mang đến quyền truy cập vào Bitcoin cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ và nhà đầu tư không muốn thực sự sở hữu Bitcoin. Tuy nhiên, việc chấp nhận Bitcoin ETF giao ngay (spot) vẫn đang chờ đợi phê duyệt từ Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC). Trong khi Hoa Kỳ chưa chấp nhận bất kỳ loại Bitcoin ETF spot nào, nhiều quốc gia khác đã phê duyệt và cho phép hoạt động Bitcoin ETF tại thị trường của họ.

Phân loại

Bitcoin Spot ETF

Bitcoin Spot ETF (Bitcoin Physical ETF) được hỗ trợ bằng các đồng Bitcoin thực tế. Cụ thể, các công ty môi giới mua và nắm giữ một lượng Bitcoin tương đương với giá trị của Bitcoin ETF phát hành. Khi giá Bitcoin tăng và giảm, giá trị của Bitcoin ETF cũng sẽ tăng và giảm tương ứng.

Cho đến nay, SEC vẫn chưa chấp thuận bất kỳ Bitcoin Spot ETF nào để giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ. Danh sách các quỹ đã nộp đơn đăng ký Bitcoin Spot ETF:

  • BlackRock

  • WisdomTree

  • Grayscale

  • Invesco Galaxy Bitcoin ETF

  • Valkyrie Investments

  • Ark Invest

  • Fidelity

  • VanEck

  • Global X

  • Kryptoin

  • First Trust

  • NYDIG

  • One River

  • Galaxy Digital


Bitcoin Futures ETF

Bitcoin Futures ETF được hỗ trợ bởi các công cụ phái sinh Bitcoin, chẳng hạn như hợp đồng tương lai liên quan đến giá Bitcoin. Thay vì nắm giữ Bitcoin thực tế, các công ty môi giới sẽ sử dụng các công cụ phái sinh để tái tạo biểu đồ giá của Bitcoin. Ngược lại, Bitcoin Futures ETF sẽ phản ánh giá của các hợp đồng tương lai này.

SEC từ trước đến nay đã ủng hộ các quỹ ETF liên quan đến hợp đồng tương lai Bitcoin là Chicago Mercantile Exchange (CME). Hiện tại, các tài sản cơ bản trong Bitcoin ETF trên thị trường chứng khoán Mỹ thường được liên kết với các hợp đồng tương lai Bitcoin và giao dịch trên các sàn giao dịch như New York Stock Exchange ARCA, Nasdaq…

Hợp đồng tương lai là một thoả thuận giữa hai bên để trao đổi một tài sản cụ thể với chất lượng và số lượng chuẩn hóa, với giá thỏa thuận hôm nay nhưng lại giao hàng vào một thời điểm khác trong tương lai.

Các quỹ BTC Futures ETF sẽ tạo ra cổ phiếu với giá dựa trên giá hiện tại của một đơn vị hợp đồng Bitcoin và đưa ra trao đổi mua bán trên sàn. Điều này có nghĩa là Bitcoin futures ETF được đảm bảo bởi giá Bitcoin ở những thị trường phái sinh (tỷ lệ tham chiếu Bitcoin BRR của CME) thay vì giá trị Bitcoin spot.

Tầm quan trọng của BTC ETF

Bitcoin ETF cho phép nhà đầu tư tiếp cận Bitcoin một cách đơn giản, không cần sở hữu trực tiếp tài sản này. Thay vì đầu tư trực tiếp vào Bitcoin, nhà đầu tư mua và bán Bitcoin ETF trên sàn giao dịch chứng khoán. Điều này giúp giảm rủi ro và tiết kiệm thời gian nghiên cứu thị trường tiền mã hóa. Khi ETF được phê duyệt, dự kiến sẽ thu hút nhiều vốn đầu tư mới vào thị trường tiền mã hóa.

Một điểm mạnh khác của Bitcoin ETF là khả năng bán khống, cho phép nhà đầu tư lợi dụng việc giá Bitcoin giảm để kiếm lời.

Kể từ khi ra đời, SEC vẫn chưa phê duyệt một đơn xin ra mắt Bitcoin Spots ETF nào tại Hoa Kỳ. Các ứng dụng tiếp theo gồm ProShares Bitcoin ETF và ProShares Short Bitcoin ETF được đệ trình vào tháng 12 năm 2017 bởi ProShares Trust kết hợp với Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE). Nhưng cả hai quỹ này đều bị từ chối vào tháng 8 năm 2018.

Trong năm 2021, một số tổ chức tiếp tục nộp đơn xin ra mắt Bitcoin ETF, bao gồm VanEck Bitcoin Trust, Valkyrie Bitcoin Fund, NYDIG Bitcoin ETF, Wise Origin Bitcoin Trust, WisdomTree Bitcoin Trust và Galaxy Bitcoin ETF. Tuy nhiên, vẫn chưa có đơn nào được phê duyệt.

Những động thái không chấp nhận BTC ETF từ phía SEC ít nhiều ảnh hưởng tới biến động thị trường.

Vào ngày 30/06 vừa qua, SEC lại tiếp tục không chấp nhận Bitcoin ETF điều này khiến cho thị trường biến động mạnh.

Hệ quả là $BTC biến động hơn 2000 giá.

$BTC “dump” trước thông tin SEC khước từ Bitcoin ETF
$BTC “dump” trước thông tin SEC khước từ Bitcoin ETF

Hay tin tức SEC từ chối các thiết lập Bitcoin ETF giao ngay từ NYDIG và Global X vào tháng 03/2022 cũng khiến giá $BTC bị sụt giảm.


Giá $BTC bị sụt giảm
Giá $BTC bị sụt giảm

Cộng đồng đang cực kỳ mong đợi thông tin tích cực từ Bitcoin ETF, chỉ cần một động thái cũng khiến cả cộng đồng FOMO hay FUD. Điều này có thể thấy rõ ở thông tin BlackRock đăng ký Bitcoin Spot ETF ngày 15/06 vừa qua.

Còn phải nói, nếu như tin tức BlackRock nộp đơn đăng ký Bitcoin ETF ngày 15/06 đã làm $BTC tăng trưởng mạnh mẽ (~27 %) từ mốc $25k lên hơn $31k thì thử tưởng tượng một khi một quỹ Bitcoin ETF được thông qua thì thị trường sẽ trở nên cực kỳ lạc quan tới mức nào.

Giá $BTC nhảy mạnh trước thông tin BlackRock đăng ký Bitcoin
Giá $BTC nhảy mạnh trước thông tin BlackRock đăng ký Bitcoin

Nhược điểm


  • Phí quản lý: Các tổ chức phát hành quỹ ETF thường thu phí quản lý hàng năm từ 0.4% đến 1.5%. Trong khi đó, không có phí liên quan đến việc lưu trữ Bitcoin trên sàn giao dịch tiền điện tử hoặc ví cá nhân.

  • Tính linh hoạt: Thao tác trao đổi tài sản kỹ thuật số trực tiếp mà người dùng sở hữu trở nên dễ dàng. Nếu người dùng sở hữu một số Bitcoin trong ví của mình, họ có thể dễ dàng đổi nó lấy một số Ether hoặc Litecoin hoặc bất kỳ tài sản nào khác được hỗ trợ trên nền tảng mà bạn chọn. Điều này không thể thực hiện với ETF tiền điện tử.

  • Thời gian giao dịch: Người dùng có thể giao dịch BTC mọi lúc mọi nơi với các sàn giao dịch thông thường nhưng với ETF, nhà đầu tư chỉ có thể tham gia vào thị trường dựa trên thời gian đóng mở của thị trường chứng khoán.

  • Rủi ro chênh lệch giá: Thỉnh thoảng, giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV) có thể chênh lệch xa giá trị thực tế của tài sản mà nó theo dõi. Điều này có thể do biến động thị trường gây ra.


Nhận định

Bitcoin ETF giờ mới chỉ được chấp nhận trên phương diện phái sinh trong khi dấu hỏi đang được đặt ra ở mảng Spot.

Hiện đã có nhiều đơn vị đứng ra đăng ký chờ xét duyệt Bitcoin Spot ETF như Fidelity, First Trust, GrayScale hay BlackRock… đều đã nộp đơn đăng ký nhưng phần nhiều đều bị SEC từ chối hoặc chưa được xét duyệt. Cộng đồng đang đặc biệt quan tâm đến những diễn biến mới nhất từ thị trường này, đồng thời có thể nhận thấy những phản ứng rõ rệt thông qua đường giá của đồng BTC.

Dù quan điểm hiện tại của SEC vẫn chưa lung lay và còn nhiều dè chừng với thị trường crypto, nhưng trước sức ép từ cộng đồng cùng với thông tin một đồng crypto là $XRP được coi không phải chứng khoán, liệu SEC có phần nào cởi mở và nới lỏng hơn với thị trường tiền điện tử?


Theo Allinstation


Theo dõi tiếp các bài viết của chúng tôi tại www.finverse.vn


bottom of page