top of page

Nga sẽ kìm hãm đà tăng của đồng ruble bằng cách nào?


Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov mới đây cho biết chính phủ nước này có thể dùng doanh thu tăng thêm từ năng lượng để can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm kìm hãm đà tăng của đồng ruble, hiện đã chạm mức cao nhất bảy năm qua.


Đồng ruble mạnh không có lợi cho Chính phủ Nga với lo ngại rằng nó có thể ảnh hưởng đến thu ngân sách và xuất khẩu. Chính vì vậy, ông Siluanov cho biết Nga “sẵn sàng hy sinh” một phần ngân sách bằng cách sử dụng doanh thu tăng thêm từ dầu khí để can thiệp vào thị trường ngoại hối. Ông cho biết phương án cuối cùng này sẽ tác động đến tỷ giá.


Bộ trưởng Siluanov cho biết Chính phủ Nga sẽ thảo luận về tác động của đồng ruble mạnh đối với xuấ khẩu vào tuần tới. Ông cho biết tỷ giá cho các công ty xuất khẩu giờ đây là vấn đề tối quan trọng.


"Thông qua việc mua ngoại tệ từ những nước ‘bạn bè’ cùng các kênh khác, chúng tôi có thể bình ổn tỷ giá đồng USD và Euro với Ruble... Chúng tôi sẽ thảo luận vấn đề này với các chuyên gia kinh tế và phía ngân hàng trung ương cũng đã đồng thuận về việc này", Bộ trưởng Siluanov nói.


Nga đã nới lỏng các quy định kiểm soát vốn và ngân hàng trung ương nước này cũng đã nhiều lần hạ lãi suất, nhưng đồng ruble vẫn tiếp tục tăng giá. Đồng tiền này đã có thời điểm tăng lên mức 51 ruble/USD trong phiên giao dịch ngày 29/6./.


Theo hãng tin Reuters, Nga có thể mua vào ngoại tệ của một số nước "thân cận" nhằm hạ nhiệt tỷ giá đồng Ruble vốn đang lên cao nhất 7 năm qua. Hiện 1 USD chỉ còn đổi được quanh ngưỡng 52 Ruble, tương đương mức tỷ giá cao nhất cho đồng Ruble kể từ tháng 5/2015. Đây là con số cực kỳ ấn tượng so với tỷ giá 1 USD đổi 139 Ruble vào đầu tháng 3/2022.


Kể từ đầu năm 2022, Nga đã dừng mua ngoại tệ nhằm bảo vệ thị trường khỏi cú sốc tiền tệ, đồng thời kìm hãm đà giảm của đồng Ruble lúc đó đang mất giá mạnh. Những động thái này là nhằm đối phó các lệnh trừng phạt của Phương Tây lên Nga.


Tuy nhiên nhờ chính sách siết chặt kiểm soát dòng vốn tốt cũng như giá dầu tăng mà Nga thu được khá nhiều ngoại tệ, chưa kể đến quy định bán dầu bằng đồng Ruble càng khiến nhu cầu về đồng tiền này tăng lên.


Minh chứng rõ ràng nhất là Nga đã phải nâng lãi suất từ 9,5% cuối tháng 2/2022 lên 20% để giữ giá đồng Ruble khỏi giảm mạnh, sau đó lại phải hạ lãi suất xuống chỉ còn 11% vào cuối tháng 5/2022 vì đồng tiền này lên giá.


Giá dầu Brent đã tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái nên dù các nước Phương Tây hạn chế nhập khẩu dầu khí từ Nga thì Điện Kremlin vẫn thu được lợi nhuận khổng lồ.


Theo Reuters, CNBC

Theo dõi tiếp các bài viết của chúng tôi tại www.mastertraders.vn


bottom of page